10 căn bệnh bạn dễ mắc phải khi ngủ chung với thú cưng

0

Nhiều người thường có thói quen cho thú cưng ngủ cùng giường hoặc ngủ trên sofa. Tuy nhiên, đồi lúc “tình yêu mù quáng” này sẽ khiến bạn mắc 10 căn bệnh mà mình không ngờ tới.

1. Bệnh giun đũa

Chó mèo khi sinh ra đa phần đã có giun đũa rồi. Trong môi trường ẩm ướt như đất, cát trứng giun đũa có khả năng tồn tại hơn một tháng. Cho nên, nếu bạn vô tình dọn cát vệ sinh của thú cưng có nhiễm giun đũa mà không rửa tay trước khi ăn, trứng giun sẽ đi vào đường tiêu hóa và gây ra cả những triệu chứng ở mắt, tim, phổi, thậm chí là hệ thần kinh.

2. Bệnh sán dây

Nếu da bạn tiếp xúc với vùng mông của vật nuôi, đi chân không hoặc ngồi lên khu đất cát nhiễm bẩn, bạn sẽ có nguy cơ nhiễm sán dây rất cao. Ban đầu chỉ là những triệu chứng về tiêu hóa và tụt cân nhanh. Lâu dần có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

3. Bệnh giun móc

Giun móc cũng là một loại ký sinh trùng thường sinh sống trên chó, mèo, gà…. Chúng cũng rất dễ lây sang cơ thể người nếu chúng ta tiếp xúc trực tiếp với trứng giun hoặc ngủ chung với thú cưng.

4. Nhiễm vi khuẩn Toxoplasma từ mèo

Toxoplasma là một loại trùng bào tử sống ở ruột mèo. Trứng của chúng thường nằm trên mặt chó mèo và lây lan trực tiếp sang người. Phụ nữ đang mang thai mà nhiễm Toxoplasma thì trẻ sinh ra có khả năng cao bị dị tật.

5. Bệnh dị ứng

Lông vật nuôi cũng là nguyên nhân gây dị ứng da cho rất nhiều người. Cho nên, bạn không nên ngủ chung với thú cưng nếu không bị mắc phải căn bệnh này.

6. Bệnh dại của chó

Virus bệnh dại thường có trong nước bọt của chó. Nếu bạn bị chó cắn, dù không rõ chúng có bị dại hay không cũng nên đi tiêm phòng.

7. Nhiễm vi khuẩn Bartonella henselae từ vết cào của mèo nhiễm bọ chét

Nếu mèo của bạn có bọ chét và chúng vô tình cào bạn xước da, bạn sẽ có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Bartonella henselae từ vết thường tưởng chừng như đơn giản này.

8. Nhiễm virus Lymphocytic Choriomeningitis từ chuột hamster

Nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu, phân hoặc chuồng của động vật gặm nhấm bị bệnh, bạn có thể cũng bị nhiễm.

9. Bệnh hen

Theo các bác sĩ nhi khoa, đã có nhiều trường hợp trẻ nhỏ lên cơn hen cấp tính, nguy hiểm đến tính mạng do tiếp xúc với lông chó, mèo.

10. Bệnh hắc lào

Nấm tinea ciroinata trên da mèo có thể lây bệnh hắc lào. Vi khuẩn salmonella trên người chúng gây bệnh thương hàn, ỉa chảy.

Vì vậy, khi nuôi thú cưng trong nhà bạn phải tuyệt đối tuân theo một số lời khuyên dưới đây để tránh rơi vào tình trạng “yêu thú cưng quá hóa bệnh”.

  • Tiêm phòng đầy đủ vắc xin từ khi chúng 2 tháng tuổi
  • Tẩy giun sán định kỳ 3-6 tháng/lần, kiểm tra sức khỏe thú nuôi thường xuyên.
  • Tắm thú cưng thường xuyên bằng loại dầu tắm riêng để loại bỏ trứng giun bám vào lông.
  • Phụ nữ có thai, bệnh nhân suy giảm miễn dịch, trẻ sơ sinh…không nên tiếp xúc với thú nuôi quá nhiều.
  • Nơi ngủ của thú cưng cần được dọn dẹp sạch sẽ hàng ngày, khi dọn cần đeo bao tay
  • Hạn chế ôm hôn, âu yếm, ăn chung với thú nuôi
  • Rửa sạch tay với xà phòng sau khi chơi đùa với thú cưng, sau khi chăm sóc chúng và trước khi ăn.
  • Cẩn thận khi cho trẻ nhỏ chơi đùa với chúng
  • Không cho thú nuôi ăn thịt sống