Mèo là một trong những loại động vật được nhiều người nuôi dưỡng trong nhà. Thế nhưng bạn có biết ít ai biết rằng mèo cũng là loài vật chứa khá nhiều loại vi khuẩn, vi rút gây hại đến sức khỏe con người. Các loại vi khuẩn, vi rút này sẽ theo nước bọt của mèo xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua những vết thương hở trên da.
Nguy hiểm hơn, nếu bị mèo cắn nếu xử lý không đúng cách sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh như: dại, mù lòa, viêm não, thậm chí gây tử vong… Vậy khi bị mèo cắn phải xử lý thế nào cho đúng cách?
Bị mèo cắn cần phải xử lý thế nào?
Sau khi bị mèo cắn, việc đầu tiên bạn cần làm là rửa thật sạch vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước xả mạnh. Cho dù máu có chảy nhiều, thì trong 10-15 phút đầu cũng phải rửa vết thương trước. Sau đó, bạn sát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn hoặc bôi thuốc khử khuẩn lên vết thương. Bạn cũng có thể uống thuốc kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn.
Cần tiêm phòng ngay sau khi bị mèo cắn
Bên cạnh việc theo dõi vết thương do mèo gây ra, bạn cũng cần theo dõi biểu hiện của mèo, xem có gì bất thường hay không. Nếu từ lúc bị mèo cắn cho đến khi con vật chết trên 15 ngày thì người bị mèo cắn không cần phải đi tiêm phòng.
Bên cạnh đó, thời gian từ lúc bị cắn cho đến khi con mèo chết dưới 14 ngày thì cần phải đi tiêm phòng ngay. Nếu nghi ngờ con mèo chết do dại thì cần tiêm huyết thanh kháng dại. Với trường hợp sau khi cào, cắn người, con mèo đó đã bỏ đi thì bạn cũng cần phải tiêm vắc-xin để phòng bệnh dại.
Đặc biệt, sau khi bị mèo cào mà cơ thể có biểu hiện sốt cao, rét run, nhiễm trùng vết thương, nổi hạch vùng lân cận, ngay lập tức phải đến bệnh viện để có hướng xử lý kịp thời.
Những trường hợp mèo có thể bị mắc dại
Mèo mang về nuôi nhưng có biểu hiện ốm; mèo thất lạc lâu ngày trở về nhà; Mèo đực dưới 3 năm tuổi đến mùa giao phối, đi khỏi nhà dài ngày rồi trở về nhà; Mèo mắc bệnh nhưng chưa được tiêm vắc-xin.
Trong đó, có khả năng dính vi-rút dại cao nhất chính là mèo đực dưới 3 năm tuổi đến mùa giao phối. Biểu hiện của bệnh dại khi bị mèo cắn không có nhiều ở giai đoạn đầu, kéo dài từ 9 đến 60 ngày.
Những hành vi lúc mới đầu thường rất nhỏ, nếu không tinh ý thì rất khó nhận biết. Ví dụ những hành động như: buồn rầu, chậm chạp,… Sau đó là giai đoạn kích động và điên loạn, lúc này mèo thường xuyên cắn xé đồ đạc, sợ con người.
Ở giai đoạn cuối, miệng mèo bắt đầu chảy rãi, khản tiếng và không kêu nữa, cơ thể loạng choạng. Sau từ 1-2 ngày thì chết.
Để phòng bệnh, tốt nhất bạn nên hạn chế tiếp xúc với mèo, không để mèo liếm lên người nhất là khi cơ thể có vết thương hở. Việc đùa nghịch với mèo cũng cần hạn chế vì rất có thể bạn sẽ bị chúng cào, cắn.