Cũng giống như con người chào hỏi nhau khi gặp, tiếng sủa chính là lời chào cũng như là cách giao tiếp của chó đối với những thứ xung quanh. Là một người chủ, bạn có thể đánh giá cao việc chó sủa để cảnh báo rằng có ai đó đang ở trước cửa. Nhưng sủa quá mức hoặc sủa khi gặp người lạ có thể cho thấy chó của bạn không tin tưởng hoặc không thoải mái khi ở cùng những người mới gặp.
Là chủ, bạn có thể trấn an con chó nhưng nếu chúng vẫn tiếp tục sủa, hay tiến hành ngay những bước huấn luyện dưới đây để ngăn chặn ngay những hành động quá khích của chúng với người khác nhé!
Che khuất tầm nhìn của chó với người lạ ngay cửa
Đây là cách đơn giản và dễ thực hiện nhất. Nếu chó ở trong nhà, bạn có thể kéo rèm hoặc mành cửa cả ngày. Bằng cách này chó sẽ hạn chế khả năng thấy người của chó, từ đó nó sẽ ít có động cơ bảo vệ lãnh thổ và sủa.
Tránh phụ thuộc vào rọ mõm để chó ngưng sủa
Nhiều người nghĩ rằng dùng rọ mõm để chó bớt sủa nhưng rọ mõm không đem lại hiệu quả bằng việc huấn luyện đúng cách. Cả rọ mõm lẫn vòng cổ ngăn sủa đều không phải là phương án hay vì nó sẽ dẫn đến nhiều vấn đề khác về hành vi của chó.
Không la hét khi chó đang sủa
Hầu hết các chuyên gia về chó đều đồng ý rằng việc la hét, mắng hay thậm chí là đánh chó vì tiếng sủa có thể thật sự khiến chúng sủa nhiều hơn.
Hình phạt hay la mắng chỉ làm tăng thêm sự căng thẳng ở chó. Thay vào đó bạn cần huấn luyện chó cách phản ứng thoả đáng với người lạ, và chỉ sủa khi cần.
Sử dụng phương pháp “im lặng” bằng cách giữ mõm của chó
Phương pháp này sẽ dạy chó của bạn biết rằng nó chỉ được phép sủa khi ai đó đến cửa và sẽ ngừng khi bạn nói “im lặng”.
1 – Thực hiện phương pháp này khi một người lạ tiến đến cửa, ví dụ như người giao hàng. Để chó của bạn sủa ba đến bốn lần. Sau đó, đứng gần nó và nói “im lặng”.
2 – Lại gần và dùng tay nhẹ nhàng giữ mõm chó. Sau đó, nói “im lặng” một lần nữa.
3 – Thả mõm của chó ra và lùi lại. Sau đó gọi chó tránh xa cửa hoặc cửa sổ bằng cách gọi tên nó và nói “lại đây”.
4 – Yêu cầu chó ngồi và thưởng cho nó sau đó. Nếu nó tiếp tục ngồi và yên lặng, hãy thưởng thêm sau vài phút cho đến khi người lạ đi khỏi
5 – Nếu chó của bạn bắt đầu sủa khi ngồi, lặp lại trình tự và không thưởng cho đến khi nó ngồi và giữ yên lặng.
Huấn luyện cún cưng của bạn một cách toàn diện và chu đáo là một phần quan trọng trong việc chăm sóc thú cưng, và chắc hẳn điều này sẽ mang đến một cuộc sống hạnh phúc hơn nhiều cho gia đình bạn đấy.
Hi vọng với những cách trên đây bạn có thể huấn luyện chó của mình biết sủa đúng nơi đúng chỗ!
Tuy nhiên, nếu thử nhiều phương pháp huấn luyện và hạn chế chó tiếp xúc các nguyên nhân về cảnh vật và âm thanh nhưng nó vẫn tiếp tục sủa khi gặp người lạ, thì đã đến lúc trao đổi với chuyên gia huấn luyện chó để được hướng dẫn.