Cách quản lý lớp chất độn chuồng trong chăn nuôi gia cầm hiệu quả?

0

Trong chăn nuôi gia cầm thì lớp độn là rất quan trọng. Theo đó, lớp độn không đảm bảo vệ sinh sẽ là nguyên nhân gây nhiều căn bệnh nguy hại đến sự phát triển của gia cầm. 

Cách xác định tình trạng của lớp độn chuồng trong chăn nuôi gia cầm

Độ ẩm của chất độn chuồng thường ở mức khoảng 20 – 25% là thích hợp. Vậy làm sao để xác định được điều này.

Theo đó, bạn hãy lấy tay vo và ép chất độn thành hình quả bóng nếu nó dính chặt lấy nhau thành một khối thống nhất và không chịu tan ra thì lớp độn chuồng đó đang quá ướt. Ngược lại, khi bạn buông tay mà chúng tan ra ngay thí quá khô. Chúng chỉ đạt yêu cầu nếu khi ban đầu chúng vẫn dính với nhau thành một khối nhưng sau đó bắt đầu tan dần trên tay bạn.

Với những trường hợp quá ướt hoặc quá khô thì bạn chỉ cần tăng hoặc giảm áp lực dòng nước chảy trong đường ống nước và kiểm tra lại sau 24h.

Vì sao việc kiểm tra tình trạng chất độn chuồng chăn nuôi gia cầm lại quan trọng?

Chất độn ẩm ướt chính là nguyên nhân khiến nồng độ amoniac tăng cao quá mức trong chuồng nuôi. Điều này không tốt cho sức khỏe của con vật và cả những công nhân làm việc trực tiếp trong các trang trại chăn nuôi gia cầm. Theo đó, nếu phơi nhiễm quá lâu sẽ làm giảm độ nhạy của mũi nên một số người sau khi làm việc nhiều năm trong trang trại chăn nuôi gia cầm đã không thể phát hiện ra sự có mặt của amoniac ở mức 50 ppm, một mức độ được coi là đe dọa đến sức khỏe con người.

Bên cạnh đó, amoniac trong lớp độn chuồng là nơi có nồng độ mạnh nhất. Khi gia cầm ở trên lớp độn chuồng đó, amoniac sẽ hòa tan với chất lỏng xung quanh mắt của gia cầm, khiến mắt bị kích ứng, gây viêm mắt. Trong trường hợp nồng độ cao hơn thì gia cầm có thể bị mù. 

Chưa kể, nồng độ amoniac cao còn khiến các lông mao trong đường khí quản của gia cầm bị tổn thương và phá hủy bởi amoniac dẫn đến lớp lót khí quản bị ăn mòn và trở nên nhạy cảm với các mầm bệnh. Đặc biệt lá các virus, vi khuẩn gây bệnh cho đường hô hấp từ đó khiến gia cầm dễ lây nhiễm bệnh. .

Giữ nồng độ ammonia ở mức tối thiểu và duy trì một môi trường lành mạnh chính là điều kiện để thúc đẩy sự tăng trưởng của gia cầm và giữ an toàn cho những người làm việc trực tiếp trong trại.