Cách chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa giúp phòng bệnh tốt nhất

0

Thời điểm giao mùa thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp. Đây cũng là lúc mà dịch bệnh dễ sinh sôi và bùng phát. Do đó, việc đảm bảo sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi vào thời điểm giao mùa là hết sức quan trọng.

  • Về chế độ dinh dưỡng

Với trâu, bò thì cần phải cân đối lượng thức ăn tinh và thức ăn thô xanh để vật nuôi được ăn đầy đủ. Bạn có thể tiếp hành ủ thức ăn xanh hoặc rơm để dự trữ thức ăn cho vật nuôi.

Bên cạnh chế độ ăn thì cũng phải đảm bảo nước uống cho vật nuôi và đừng quên bổ sung một lượng muối nhất định. Trong thức ăn hằng ngày nên bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất giúp vật nuôi nâng cao sức để kháng và ngăn chặn mầm bệnh. Còn với đàn lợn và gia cầm thì có thể bổ sung trực tiếp vào thức ăn hay nước uống một số khoáng chất, vitamin,… Với thức ăn sử dụng trực tiếp bạn nên kiểm tra xem chúng có bị nấm mốc không? Nếu có dấu hiệu bất thường thì cần loại bỏ ngay.

  • Tăng cường vệ sinh chuồng trại

Vệ sinh chuồng trại cũng là việc hết sức cần thiết mà bạn nên quan tâm. Trong đó vệ sinh cơ giới và phun thuốc sát trùng là hai công đoạn cần làm. Vệ sinh cơ giới có nghĩa là quét dọn chuồng trại, khơi thông cống rãnh,..Sau đó bạn tiến hành phun thuốc sát trùng định kỳ.

Đặc biệt nếu vào những ngày gió rét thì cần che chắn chuồng trại cẩn thận. Đặc biệt là vào ban đên và sáng sớm bởi lúc này thời tiết thường trở lạnh.

  • Chủ động tiêm phòng bằng vacxin

Tiêm phòng đầy đủ theo hướng dẫn của cơ quan thú ý là việc hết sức cần thiết.Theo đó, với trâu, bò cần tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng. Còn với đàn lợn đảm bảo tiêm phòng 4 bệnh đỏ (tụ huyết trùng, dịch tả, đóng dấu, phó thương hàn), bệnh tai xanh, lở mồm long móng. Với lợn nái tiêm thêm vác xin leptospira,suyễn lợn, lợn con tiêm vác xin Ecoli. Với đàn gia cầm đảm bảo tiêm đầy đủ vác xin Newcastle, gumboro, cúm gia cầm, đàn chó, mèo tiêm phòng vác xin dại, Care  …

  • Thường xuyên kiểm tra, thăm khám sức khỏe vật nuôi

Thời tiết chuyển mùa vật nuôi thường có những biểu hiện không bình thường do đó bạn cần phải thường xuyên kiểm tra. Khi phát hiện con vật có những biểu hiện khác thường thì cần tách nuôi nhốt riêng để theo dõi. Nếu thấy vật nuôi có những biểu hiện nặng lên thì cần phải báo ngay cho cơ quan thú y để có biện pháp xử lý kịp thời.

  • Vận chuyển vật nuôi

Nếu bạn có nhu cầu vận chuyển vật nuôi trong thời điểm giao mùa thì cần để tâm tới vấn đề thời tiết hạn chế vận chuyển trong lúc có mưa hay gió mùa đông bắc. Đồng thời với đó là đảm bảo đến quy trình vận chuyển để đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi.

Với những chia sẻ trên hi vọng bạn sẽ có được cách chăm sóc vật nuôi tốt nhất, hạn chế dịch bệnh, mang lại cho gia đình nguồn thu ổn định.