Dù trời nắng hay mưa, thì cún vẫn cần có những lúc dạo chơi bên ngoài trời. Thế nhưng, cát bụi hoặc đất đá có thể khiến bàn chân của chó bị kích ứng. Việc làm sạch chân cún sẽ giúp bảo vệ chúng khỏi những tác động ngoài ý muốn cũng như giúp nhà bạn sạch sẽ hơn. Dưới đây là các cách mà Trung cấp Thú y Hà Nội khuyên bạn có thể áp dụng.
1. Sử dụng khăn ướt
Nếu như chân cún chỉ bám 1 ít bụi, thì khăn ướt sẽ giúp bạn dễ dàng làm sạch bàn chân của chúng – tuy nhiên bạn cần lựa chọn nhãn hiệu không chứa các thành phần hóa học gây ảnh hưởng đến cún cưng. Bạn có thể sử dụng khăn ướt dành cho trẻ em hoặc giấy vệ sinh ẩm để làm sạch bụi bẩn ở chân cún.
2. Rửa sạch bàn chân cún cưng
Nếu chân của cún có bùn hoặc những mảnh vụn bị mắc kẹt giữa các đệm chân hoặc kẽ chân, thì bạn cần phải rửa chân cho chúng bằng vòi xịt hoặc bồn rửa. Nếu như chân cún có những chất dính đặc biệt, các bạn cần phải rửa thật kỹ hơn.
Đối với những giống chó nhỏ, các bạn có thể rửa chân chúng ở bồn rửa hoặc bằng một thau nước. Riêng với giống chó lớn hơn, các bạn cần dùng vòi xịt và dầu tắm của chúng để rửa (nhất là với những giống chó rậm lông).
3. Làm sạch xung quanh ngón chân và móng
Cao đẳng Thú y Hà Nội khuyên bạn nên làm sạch cả ngón chân và móng chân của cún. Một số giống chó có bàn chân rất nhạy cảm, và đương nhiên bạn cũng không muốn nhìn thấy chó liếm bàn chân đầy bùn đất đi lại trong nhà. Rửa và lau sạch các ngón chân cũng như miếng đệm, sẽ giúp chó tránh khỏi những kích ứng không đáng có.
Các bạn hãy nhẹ nhàng xoay chân cún về phía bạn và cẩn thận làm sạch móng chân và ngón chân của cún!
4. Lau khô với khăn
Nếu như chân chó bị ướt, các bạn có thể lau khô bằng khăn tắm. Tuy nhiên bạn sẽ không thích chó đi lại trong nhà với những dấu chân ướt! Nên sử dụng khăn khô để lau chân cho cún cũng như giữ ngôi nhà bạn luôn sạch sẽ và khô ráo.
5. Làm sạch lông xung quanh chân chó
Với các giống chó lông dài, các bạn cần cắt lông xung quanh bàn chân của chúng. Bởi những mảnh vụn có thể sẽ tích tụ tại các kẻ chân hoặc lông của chó gây ra sự khó khăn trong di chuyển và có thể hình thành vi khuẩn gây hại.Tuy vậy, việc cắt lông gần các miếng đệm sẽ dẫn đến việc tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn gây ăn mòn trên da cún, và kích ứng da…
6. Sử dụng phụ kiện khi bạn có thể
Nếu như có thể, bạn hãy sử dụng tất chân cho cún, đây được xem là biện pháp phòng ngừa tốt nhất giúp bảo vệ chó khỏi bụi bẩn, và những mảnh vụn đất đá. Bạn cần vệ sinh các vế cắt trên bàn chân của cún. Sau khi chó đi dạo, bạn nên kiểm tra chân của chúng có những vết trầy xước, hay vết cắt hay không. Cho dù có thể chỉ là những vết thương rất nhỏ, thế nhưng chúng có thể viêm loét nếu không được nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời.
Nếu như vết thương bị nhiễm trùng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ thú y. Tuy vậy, việc đầu tiên bạn cần giải quyết là rửa chân của chó bằng nước ấm để chắc chắn rằng các mảnh vụn được loại bỏ, chính điều này giúp bạn dễ dàng kiểm tra những vết thương của cún hơn. Sau đó, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng chất khử trùng được pha loãng để tiệt trùng.
Sau khi lau chùi và làm khô chân, bạn có thể dùng một lượng nhỏ thuốc sát trùng thoa lên vết thương của chó và lưu ý hạn chế để chó chạy ra ngoài cho đến vết thương lành hẳn.