Câu Chuyện Nhiễm Sán Lợn Ở Một Trường Mầm Non Nhắc Nhở Nhiều Vấn Đề Trong Đó.

0

Những ngày gần đây, câu chuyện về các em bé của một trường mầm non ở tỉnh Bắc Ninh nghi nhiễm sán lợn đang khiến cộng đồng rất bức xúc bởi vì đây là một loại bệnh rất nguy hiểm. Mặc dù thời tiết Hà Nội đang mưa và rét mướt, nhưng hàng trăm phụ huynh đã đưa con em từ tỉnh Bắc Ninh xuống Hà Nội để xét nghiệm sán lợn. Được biết, bắt nguồn xảy ra sự việc này là do sau khi 3 học sinh ở trường mầm non ăn thịt lợn tại trường nghi nhiễm sán và có kết quả xét nghiệm dương tính với sán lợn.

Câu chuyện này đang đợi kết quả xét nghiệm của các học sinh từ bệnh viện cũng như điều tra của cơ quan chức năng, nhưng dù thế nào đây là một câu chuyện rất đáng buồn bởi vì Ấu trùng sán lợn khi xâm nhập vào cơ thể có thể “chu du” qua hệ tuần hoàn, đi qua một số bộ phận của cơ thể và đi lên não, tạo ra dạng u trên não. Khi mắc bệnh này bệnh nhân có thể bị: đau đầu, co giật, giảm trí nhớ, nhiều trường hợp còn có biểu hiện của bệnh thần kinh.

Vậy nguyên nhân sâu xa của bệnh sán cũng như những sai lầm về thực phẩm sạch?

Nguyên nhân của bệnh sán chính là thói quen chăn nuôi nhỏ lẻ, truyền thống của người dân, đặc biệt là tận dụng phế phẩm trong trồng trọt cho lợn ăn sống. Một trong những thức ăn cho lợn mà người dân chăn nuôi kiểu truyền thống hay dùng chính là bèo tây, sán dây có thể tồn tại trong các vật chủ trung gian là vật nuôi, trong cả các loài thủy sinh nên rất dễ bám vào rễ cây bèo tây. Tuy nhiên, việc chăn nuôi lợn bằng bèo tây hay rau chuối truyền thống nếu được xử lý sạch sẽ, đúng quy trình nấu chín, ăn uống vệ sinh thì cũng sẽ hạn chế việc lợn bị nhiễm giun sán.

Thói quen chăn nuôi lợn, gà của người dân nhiều khi họ vẫn có quan điểm thả rông mới là tốt, thế nhưng chính những vật nuôi thả rông không kiểm soát được chất và lượng đồ ăn của chúng càng dễ mắc phải các bệnh tật cho vật nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến con người.

Thực phẩm sạch khi được chăn nuôi theo các truyền thống như vậy đương nhiên cũng sẽ không đảm bảo chất lượng, nhiều khi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người mà chính con người cũng không hay biết.

Có kiến thức ngành thú y khi chăn nuôi chính là bảo vệ vật nuôi và con người!

Sự gia tăng bệnh chung giữa động vật và con người càng báo động và nhắc nhở tầm quan trọng của sự hiểu biết trong chăn nuôi cũng như toàn ngành thú y, ngành thú y giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kiểm soát, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

Thức ăn của vật nuôi cũng phải đúng theo công thức riêng hoặc nếu chăn nuôi theo phương pháp truyền thống cũng phải nấu chín hoặc ủ thức ăn lên men theo đúng khuyến cáo của ngành thú y.

Người dân cũng cần chủ động thay đổi tập quán chăn nuôi, kiểm soát các bệnh dịch trên động vật, chăn nuôi khoa học, quan tâm vệ sinh môi trường, chuồng trại… Không được giết mổ gia súc, gia cầm bừa bãi, thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh, không ăn thức ăn sống hoặc chưa chế biến kỹ.

Từ những câu chuyện không vui, chắc hẳn người dân cũng nên nhận ra được những nguyên nhân sau câu chuyện đó và phối hợp cùng các ban ngành để có phương pháp chăn nuôi khoa học nhất, đảm bảo cho sức khỏe con người.