Kỹ sư Chăn nuôi – Thực trạng “Cung ít hơn Cầu”

0

Tại ngày hội nghề nghiệp ngành chăn nuôi – ngành thú y lần đầu tiên tổ chức ở nước ta, PGS-TS Dương Duy Đồng, nguyên Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, đã khẳng định rằng kỹ sư ngành chăn nuôi không lo thất nghiệp.

PGS-TS Võ Thị Trà An, nguyên Trưởng bộ môn khoa học sinh học thú ý, thuộc Khoa Chăn nuôi – thú y của trường này, cho hay rằng ngành chăn nuôi chiếm tới 27% GDP của ngành nông nghiệp, tương đương đóng góp đến 6% GDP của cả nước. Thế nhưng, lực lượng nhân lực trình độ cao trong ngành này hiện vẫn còn thiếu và yếu.

ky-su-chan-nuoi

Có ít bạn trẻ chọn học Cao đẳng Chăn nuôi, Trung cấp Chăn nuôi bởi vì họ cũng như gia đình chưa hình dung được học ngành chăn nuôi – ngành thú y ra trường sẽ làm gì, mức thu nhập khá không, và nhu cầu xã hội trong ngành nghề này ít hay nhiều?

Nói về vấn đề cơ hội việc làm cho những kỹ sư chăn nuôi và bác sĩ thú y khi ra trường, thì PGS-TS Dương Duy Đồng khẳng định rằng trong vòng 5 năm tới đây, chắc chắn lực lượng này sẽ không lo thất nghiệp. Bởi hiện nay có rất ít nơi đào tạo ngành chăn nuôi – ngành thú y trong khi nhu cầu xã hội đối với ngành nghề này là rất cao. “Hàng năm, trường chúng tôi đào tạo từ 250 đến 300 kỹ sư chăn nuôi, và bác sĩ thú y. Các bạn học viên đều tìm được việc làm vừa ý với mức lương từ 5 triệu đồng trở lên. Cùng với nhu cầu tuyển dụng của các công ty trong lĩnh vực chăn nuôi, lĩnh vực thú y hiện rất cao do nhà trường thường xuyên liên kết với những đơn vị này để giúp sinh viên có nơi thực tập, và học việc nên nắm rất rõ nhu cầu thị trường”.

Ông Huỳnh Công Tuấn, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH SX-TM Mebipha, là đơn vị chuyên sản xuất thuốc thú y, cho hay trong số trên 200 lao động tại công ty thì có đến hơn 30% lao động là kỹ sư chăn nuôi và bác sĩ thú y được đào tạo Trung cấp, Cao đẳng Thú Y Hà Nội trở lên.